Diễn đàn của lớp CTB54
Hãy đăng ký và đến với Tập thể Cây trồng B54
Diễn đàn của lớp CTB54
Hãy đăng ký và đến với Tập thể Cây trồng B54
Diễn đàn của lớp CTB54
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn của lớp CTB54


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» chăn nuôi cơ bản
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby longcongtu? Mon Nov 28, 2011 11:08 am

» đường lối của ĐCSVN
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Ec Sat Nov 12, 2011 5:43 pm

» Sexy vô đối!
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby nupacachi Sun Sep 18, 2011 9:17 am

» ...................
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Ec Fri Sep 16, 2011 11:31 pm

» happy birthday...
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Mr Alakin Fri Sep 16, 2011 10:59 am

» Tr­ưng cầu dân ý cái!
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Trẻ_con_hiếu_động_hyhy! Mon Sep 05, 2011 7:11 pm

» Nothing in your eyes...up bai choi
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Tony Công Thu Aug 25, 2011 10:39 am

» chuoi????????????
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Tony Công Mon Aug 22, 2011 10:25 pm

» Website đẳng cấp
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Tony Công Mon Aug 22, 2011 10:19 pm

» Thêu tay niềm tự hào của người Việt
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Khách viếng thăm Wed Aug 10, 2011 3:45 pm

» Máy kích điện giải pháp cho mọi nhà
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Khách viếng thăm Wed Aug 10, 2011 3:45 pm

» Một vài thông tin về máy kích điện.
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeby Ec Mon Aug 01, 2011 11:48 pm


 

 bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo giống

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Nhím Yêu
BQT Diễn Đàn
BQT Diễn Đàn
Nhím Yêu


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 16/01/2011
Age : 33

Tài Sản
Thú Nuôi: http://www.truyenvuicuoi.com/upload/image_funpic/cute_animals2.jpg

bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống Empty
Bài gửiTiêu đề: bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo giống   bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeMon Jan 24, 2011 9:18 pm

BỘ ĐỂ THI MÔN CHỌN GIỐNG ĐẠI CƯƠNG
(Chương 1 + 2= 37 câu)
CHƯƠNG 1
Câu 1: Mục tiêu chọn tạo giống cây trồng ở nước ta là
a) Cải tiến cây trồng địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của con người
b) Áp dụng các nguyên lý di truyền, chọn giống cải tiến giống cây trồng hiện có phục vụ nhu cầu của con người
c) Cải tiến giống cây trồng địa phương và cải tiến phục vụ nhu cầu của con người và tiến hóa của sinh vật
d) Áp dụng các nguyên lý di truyền, chọn giống cải tiến giống cây trồng phục vụ nhu cầu của con người và tiến hóa của sinh vật
Câu 2: Các giai đoạn chính trong chọn giống cây trồng theo trật tự sau
a) Thu thập, đánh giá, nghiên cứu nguồn gen- lai, đột biến- chọn lọc - so sánh khảo nghiệm, khu vực hóa - công nhận giống – phổ biến giống
b) Thu thập, đánh giá, nghiên cứu nguồn gen- tạo biến dị- chọn lọc- so sánh khảo nghiệm, khu vực hóa- công nhận giống – phổ biến giống
c) Thu thập nguồn gen- tạo biến dị-so sánh khảo nghiệm, khu vực hóa- công nhận giống – phổ biến giống
d) Thu thập, đánh giá, nghiên cứu nguồn gen- tạo biến dị- chọn lọc- công nhận giống – phổ biến giống
Câu 3: Xu hướng chọn giống cây trồng hiện nay ở nước ta và thế giới
a) Chọn giống thuần sử dụng nhiều vụ nhiều năm
b) Chọn giống ưu thế lai
c) Chọn giống năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu
d) Chọn giống năng suất cao và chất lượng tốt
Câu 4: Vai trò của chọn giống cây trồng với nông nghiệp
a) Quyết định đến năng suất, chất lượng, chống chịu giống cây trồng nông nghiệp
b) Tạo ra giống năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh
c) Tạo ra hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp
d) Tạo ra giống năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp.
Câu 5: Giống cây trồng là:
a) Một nhóm cây trồng mới tạo ra
b) Một nhóm cây trồng có các đặc điểm kinh tế sinh học giống nhau
c) Một nhóm cây trồng có các đặc điểm kinh tế sinh học giống nhau và tính trạng hình thái giống nhau.
d) Một nhóm cây trồng có các đặc điểm kinh tế sinh học giống nhau và tính trạng hình thái giống nhau ở các vùng sinh thái và điều kiện kỹ thuật phù hợp

Về Đầu Trang Go down
Nhím Yêu
BQT Diễn Đàn
BQT Diễn Đàn
Nhím Yêu


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 16/01/2011
Age : 33

Tài Sản
Thú Nuôi: http://www.truyenvuicuoi.com/upload/image_funpic/cute_animals2.jpg

bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo giống   bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeMon Jan 24, 2011 9:19 pm

CHƯƠNG 2 NGUỒN GEN
Câu 6: Nguồn gen thực vật bao gồm
a) Vật liệu chọn giống, giống địa phương giống cải tiến...
b) Vật liệu thực vật phục vụ cải tiến giống cây trồng như giống địa phương, giống cải tiến...
c) Vật liệu thực vật như giống địa phương giống cải tiến, cây dại, dòng tự phối.
d) Vật liệu thực vật như giống địa phương giống cải tiến, cây dại, dòng tự phối, dòng bất dục
Câu 7: Nguồn gen thực vật có thể chia làm
a) Ba nhóm là cây dại, cây trồng địa phương và giống mới tạo thành
b) Bốn nhóm là cây dại, cây trồng địa phương, đột biến và giống mới tạo thành
c) Bốn nhóm là cây dại, cây trồng địa phương, vật liệu tạo bằng công nghệ sinh học và giống mới tạo thành
d) Ba nhóm là cây dại, cây trồng địa phương, vật liệu nhập nội
Câu 8: Nguồn gen thực vật được phân loại theo
a) Nguồn gốc xuất xứ
b) Hệ thống phân loại thực vật
c) Công nghệ sinh học
d) Cả ba phương pháp trên
Câu 9: Phân loại nguồn gen thực vật để sử dụng thành
a) Tập đoàn cơ bản, tập đoàn hoạt động, tập đoàn công tác
b) Tập đoàn thu thập, tập đoàn hộat động, tập đoàn công tác
c) Tập đoàn bảo tồn, tập đoàn hộat động, tập đoàn công tác
d) Tập đoàn chung, tập đoàn hộat động, tập đoàn công tác
Câu 10: Học thuyết dãy biến dị di truyền của N. I. Vavilov là cơ sở cho
a) Chọn giống và thu thập nguồn gen
b) Thu thập nguồn gen và định hướng trong chọn giống
c) Nghiên cứu nguồn gen
d) Nghiên cứu biến dị di truyền
Câu 11: Học thuyết biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên có ý nghĩa trong thu thập nguồn gen
a) Không để sót nguồn gen
b) Đánh giá nhận biết nguồn gen
c) Chọn địa điểm thu thập
d) Định hướng thu thập
Câu 12: Học thuyết dãy biến dị tương đồng của N. I. Vavilov có nội dung chính là
a) Các loài thực vật có biến dị di truyền giống nhau
b) Các loại hình thực vật gần nhau về điều kiện sinh thái có hàng loạt biến dị di truyền giống nhau
c) Các loại hình thực vật gần nhau như cùng họ, cùng chi, cùng loài có hàng loạt biến dị di truyền giống nhau
d) Các loại hình thực vật sống trong một điều kiện có hàng loạt biến dị di truyền giống nhau
Câu 13: Kiểu hình sinh thái của thực vật là
a) Cùng loài nhưng sống trong điều kiện sinh thái khác nhau
b) Cùng loài nhưng sống trong cùng một điều kiện sinh thái
c) Các loài khác nhau sống trong cùng điều kiện sinh thái
d) Các loài khác nhau sống trong điều kiện sinh thái khác nhau
Câu 14: Những nhóm lúa dưới đây nhóm nào được gọi là các kiểu hình sinh thái của lúa
a) Lúa lai, lúa thuần, lúa thơm, indica, japonica, javanica
b) Lúa địa phương, lúa cải tiến, lúa nhập nội, indica, japonica, javanica
c) Lúa nương, lúa nổi, lúa chịu nước sâu, lúa cạn, lúa thâm canh có tưới
d) Lúa tẻ, nếp, indica, japonica, javanica
Câu 15: Trung tâm khởi nguyên cây trồng là nơi
a) Tập trung chủ yếu nguồn gen của loài, nơi phát sinh loài
b) Tập trung chủ yếu nguồn gen của loài, là nơi loài đó được thuần hóa đầu tiên
c) Tập trung chủ yếu nguồn gen của loài và họ hàng của nó
d) Tập trung chủ yếu nguồn gen của loài, chi, biến chủng
Câu 16: Theo N.I.Vavilop và Zhukovsky thế giới có
a) Bảy trung tâm khởi nguyên cây trồng
b) Tám trung tâm khởi nguyên cây trồng
c) Mười một trung tâm khởi nguyên cây trồng
d) Mười hai trung tâm khởi nguyên cây trồng
Câu 17: Phương pháp thu thập nguồn gen thực vật
a) Tổ chức đoàn cán bộ chuyên môn thu thập thu thập tại các địa phương trong nước và các trung tâm tài nguyên di truyền thực vật thế giới.
b) Hợp đồng thu thập
c) Tổ chức đoàn cán bộ chuyên môn thu thập, hợp đồng với các cơ quan chuyên môn thu thập và trao đổi nguồn gen giữa các cơ quan trong nước, các viện nghiên cứu quốc tế
d) Tổ chức đoàn cán bộ chuyên môn thu thập, hợp đồng với các cơ quan chuyên môn thu thập và trao đổi nguồn gen giữa các tổ chức trong nước và quốc tế
Câu 18: Sau khi thu thập nguồn gen cần thực hiện
a) Đưa nguồn gen vào bảo tồn ngay tránh thất thoát và nguồn gen mất sức sống
b) Phân loại, mô tả và đánh giá nguồn gen
c) Nghiên cứu sử dụng nguồn gen cho chọn giống
d) Bảo quản nguồn gen ex-situ
Câu 19: Điểm lấy mẫu thu thập nguồn gen căn cứ vào
a) Loài cây trồng, mức độ đa dạng sinh học
b) Khoảng cách không gian, điều kiện sinh thái
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội
d) Độ cao so với mực nước biển và vĩ độ
Câu 20: Khi thu thập nguồn gen cần ghi chép những thông tin nào dưới đây là đầy đủ và đúng nhất?
a) Năng suất hàng năm, khả năng chống chịu, điều kiện địa phương, khoảng cách từ nơi thu thập đến trung tâm, họ tên hộ cung cấp, chế độ canh tác
b) Tên mẫu giống, địa phương, mùa vụ, điều kiện tự nhiên nơi thu thập, năng suất, chống chịu, yêu cầu ngoại cảnh
c) Tên mẫu giống, địa phương, mùa vụ, điều kiện tự nhiên nơi thu thập, năng suất, chống chịu, yêu cầu canh tác
d) Thông tin điều kiện tự nhiên thu thập, tính trạng chủ yếu của mẫu giống, cơ quan thu thập
Câu 21: Lượng mẫu thu thập đối với các nguồn gen có thể thu bằng hạt
a) Lượng mẫu thu như nhau 5000 hạt
b) Lượng mẫu thu như nhau 3000 hạt
c) Lượng mẫu thu như nhau 2500 hạt
d) Thu thập khác nhau tùy theo mức độ biến động của nguồn gen
Câu 22: Nguồn gen cây hoang dại khi thu thập
a) Chỉ cần thu đại diện tại nơi thu thâp
b) Thu mẫu ở nhiều điểm
c) Thu thập như đối với vật liệu trồng trọt
d) Bảo tồn tại chỗ, chỉ thu thập thông tin
Câu 23: Thu thập nguồn gen bằng các bộ phận sinh dưỡng như củ, mắt ghép... căn cứ để thu thập mẫu:
a) Năng suất, khả năng chống chịu, chất lượng
b) Đặc điểm hình thái, điều kiện sinh thái, mô tả có sẵn tại địa phương
c) Mô tả của người dân địa phương về năng suất, kỹ thuật trồng trọt
d) Tất cả căn cứ trên
Câu 24: Bảo tồn nguồn gen thực vật nhằm
a) Chống xói mòn nguồn gen, giữ đa dạng sinh học
b) Chống suy thoái đất và môi trường
c) Phục vụ công tác chọn giống
d) Giữ các giống cây trồng có đặc điểm quý
Câu 25: Bảo tồn nguồn gen thực vật có
a) Năm phương pháp là bảo tồn ngoại vi (ex-situ, in-situ, trên đồng ruộng, vườn quốc gia và in-vitro)
b) Bốn phương pháp là bảo tồn ngoại vi (ex-situ, in-situ, trên đồng ruộng, vườn quốc gia)
c) Ba phương pháp là bảo tồn ngoại vi (ex-situ, in-situ, vườn quốc gia)
d) Hai phương pháp là bảo tồn ngoại vi (ex-situ, in-situ)
Câu 26: Bảo tồn ex-situ có những ưu điểm chính là
a) Dễ thực hiện, đảm bảo giữ được nguồn gen, ít tốn kém, làm cho nguồn gen ngày càng đa dạng
b) Dễ thực hiện, đảm bảo giữ được nguồn gen, dễ sử dụng, thúc đẩy tiến hóa
c) Dễ thực hiện, đảm bảo giữ được nguồn gen, thuận tiện cho sử dụng, nghiên cứu
d) Dễ thực hiện, đảm bảo giữ được nguồn gen, dễ sử dụng, không bị suy giảm về chất lượng
Câu 27: Bảo tồn in-situ có những ưu điểm chính là
a) Bảo tồn được nguồn gen và nguồn gen ngày càng đa dạng hơn
b) Dễ thực hiện, không tốn kém
c) Thuận tiện tạo giống cho vùng sinh thái cụ thể
d) Nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương
Câu 28: Bảo tồn nguồn gen ex-situ trong điều kiện kho bảo quản áp dụng chủ yếu với
a) Bảo quản loài cây khó bảo tồn
b) Bảo tồn bộ phận sinh dưỡng của loài cây sinh sản vô tính
c) Bảo tồn hạt
d) Bảo tồn tất cả các loài quý hiếm đang bị xói mòn nghiêm trọng
Câu 30: Sử dụng nguồn gen cây trồng hoang dại trong chọn giống
a) Đột biến tạo giống mới năng suất cao
b) Lai và chuyển gen tạo giống
c) Tạo giống năng suất hạt cao
d) Tạo giống ưu thế lai
Câu 31: Nguồn gen giống cây trồng địa phương có thể sử dụng
a) Tạo giống chất lượng thị trường
b) Tạo giống năng suất, chất lượng và choongs chịu sâu bệnh
c) Sử dụng trực tiếp và là vật liệu cho phương pháp tạo giống khác
d) Tạo giống mới
Câu 32: Nguồn gen giống cây trồng thế giới có đặc điểm
a) Chất lượng cao
b) Năng suất cao
c) Chống chịu tốt
d) Mức độ đa dạng cao, số lượng lớn
Câu 33: Nghiên cứu nguồn gen thực vật thực hiện
a) Nghiên cứu đầy đủ, chính quy trên tất cả các tính trạng, thí nghiệm phải có lặp lại, diện tích ô lớn để đánh giá chính xác
b) Nghiên cứu đầy đủ, chính quy trên tất cả các tính trạng, thí nghiệm ở tất cả các vùng sinh thái
c) Nghiên cứu đầy đủ, chính quy trên tất cả các tính trạng, thí nghiệm không cần lặp lại
d) Nghiên cứu đầy đủ, không cần nhắc lại nhưng diện tích ô lớn đại diện cho vùng
Câu 34: Nhập nội giống cây trồng
a) Nhập nội những giống năng suất cao từ nước ngoài về trồng ở trong nước
b) Nhập nội nguồn gen theo mục tiêu tạo giống
c) Nhập nội nguồn gen trong nước chưa có
d) Nhập nội giống địa phương của nước khác
Câu 35: Kỹ thuật quan trọng và bắt buộc khi nhập nội giống cây trồng là
a) Xác định giống nhập nội
b) Kiểm dịch nhập nội
c) Xây dựng chương trình nhập nội
d) Tổ chức nhập nội
Câu 36: Vốn gen sơ cấp là những
a) Quần thể trồng trọt, giống địa phương, loài phụ của một loài cây trồng
b) Quần thể trồng trọt, giống địa phương, kiểu sinh thái có thể lai dễ dàng
c) Quần thể trồng trọt, kiểu sinh thái, loài phụ có thể chuyển gen qua lại dễ dàng
d) Quần thể trồng trọt, giống địa phương, kiểu sinh thái, loài phụ có thể chuyển gen dễ dàng trong vựa gen
Câu 37: Vốn gen có thể phân thành
a) Ba vốn gen là sơ cấp, thứ cấp và tam cấp
b) Ba vốn gen là cơ bản, hoạt động và thứ cấp
c) Ba vốn gen cơ bản, làm việc và thứ cấp
d) Ba vốn gen là cơ bản, hoạt động và làm việc
BỘ CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM GIỐNG ĐẠI CƯƠNG
( Chương 3 + 4)

CHƯƠNG 3: Phương thức sinh sản
Câu 1: Thực vật có các hình thức sinh sản là
a) Sinh sản vô tính, vô phối, hữu tính
b) Sinh sản hữu tính, vô phối
c) Sinh sản hữu tính và vô tính
d) Sinh sản vô phối và vô tính
Câu 2: Sinh sản vô tính bằng các bộ phận sinh dưỡng bao gồm
a) Sinh sản bằng thân, mắt
b) Sinh sản bằng thân, mắt, chồi mầm, củ, rễ, giò nhánh
c) Sinh sản bằng tất cả các bộ phận sinh dưỡng
d) Sinh sản bàng bồ, chồi, mầm
Câu 3: Cây tụ thụ phấn có cấu tạo hoa
a) Hoa cấu tạo hoàn chỉnh, hoa nhỏ, ít màu sắc và mùi vị
b) Hoa lưỡng tính, hoa nhỏ, ít màu sắc và mùi vị
c) Hoa lưỡng tính, hoa nhỏ, ít màu sắc và mùi vị, nhị và nhụy chín cùng thời gian
d) Hoa hoàn chỉnh, hoa nhỏ, ít màu sắc và mùi vị, nhị và nhụy chín cùng thời gian
Câu 4: Tự thụ phấn theo cơ chế sau đây gọi là thụ phấn ngậm
a) Quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khi hoa chưa nở
b) Quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khi hoa phân hóa xong
c) Quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khi hoa nở hoàn toàn
d) Quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khi hoa bắt đầu nở
Câu 5: Cây sinh sản hữu tính giao phấn do
a) Nhị và nhụy không chín cùng một thời điểm
b) Do hoa phân tính đơn tính cùng gốc hay khác gốc
c) Do tự bất hợp
d) Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 6:Phôi phát triển trực tiếp từ tế bào mẹ đại bào tử không giảm nhiễm gọi là sinh sản vô phối
a) Vô bào tử
b) Trinh sinh
c) Bào tử lưỡng bội
d) Vô giao
Câu 7: Phôi phát triển trực tiếp từ tế bào xô ma gọi là sinh sản vô phối
a) Vô bào tử
b) Trinh sinh
c) Bào tử lưỡng bội
d) Vô giao
Câu 8 : Phôi phát triển trực tiếp từ trứng không thụ tinh gọi là sinh sản vô phối
a) Vô bào tử
b) Trinh sinh
c) Bào tử lưỡng bội
d) Vô giao
Câu 9: Phôi phát triển trực tiếp từ nhân hoặc mô bên cạnh túi phôi gọi là sinh sản vô phối
a) Vô bào tử
b) Trinh sinh
c) Bào tử lưỡng bội
d) Phôi bất định
Câu 10: Cây giao phấn có cấu tạo hoa như sau
a) Đơn tính cùng gốc và đơn tính khác gốc
b) Lưỡng tính, đơn tính
c) Lưỡng tính, đơn tính khác gốc
d) Đơn tính
Câu 11: Dòng đơn tính ở cây dưa chuột “PF” được áp dụng thành công để sản xuất hạt giống
a) Hạt giống lai tổng hợp
b) Hạt giống thụ phấn tự do
c) Hạt giống ưu thế lai
d) Hạt giống lai hỗn hợp
Câu 12: A len kiểm soát tự bất hợp giao tử ở hạt phấn và đầu nhụy giống nhau sẽ có kết quả
a) Tự bất hợp hoàn toàn
b) Không bất hợp
c) Bất hợp 50% và tương hợp 50%
d) Không bất hợp hoặc bất hợp 50%
Câu 12: Những phương pháp nào sau đây có thể khắc phục tính bất hợp
a) Chăm sóc và kéo dài thời gian sinh trưởng
b) Đa bội hóa
c) Thụ phấn hỗn hợp
d) Thu phấn muộn, điều kiện sinh trưởng bất lợi
Câu 13: Hiện tượng tự bất hợp được sử dụng
a) Tăng số tổ hợp lai
b) Tạo nhanh dòng thuần
c) Sản xuất hạt lai
d) Tạo lượng biến dị lớn
Câu 14: Một cây bất dục đực tế bào chất với một cây bình thường cho ra con bất dục, cây bình thường sẽ có kiểu gen là:
a) Nrfrf
b) Srfrf
c) NRfrf
d) SRfrf
Câu 15: Dòng có kiểu gen NRfRf là dòng
a) Duy trì tính bất dục
b) Phục hồi tính bất dục
c) Phục hồi 50% tính bất dục
d) Cả ba loại trên
Câu 16: Ứng dụng hiện tượng bất dục đực tế bào chất trong tạo giống ưu thế lai nhằm
a) Tăng ưu thế lai
b) Tăng năng suất tổ hợp lai
c) Sản xuất hạt lai
d) Nhân dòng thuận lợi
Câu 17: Bất dục đực di truyền nhân dòng có kiểu gen nào sau đây là dòng duy trì bất dục
a) MSms
b) msms
c) MSMS
d) MSMS và msms
Câu 18: Bất dục di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) đã được ứng dụng thành công trong tạo giống ưu thế lai của
a) Cây ngô
b) Cây đậu
c) Cây lúa
d) Tất cả các cây
Câu 19: Dòng bất dục di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) có xu hướng hữu dục ở nhiệt độ cao sẽ rất nguy hiểm vì
a) Khó nhân dòng
b) Mất ưu thế lai
c) Không có khả năng phối hợp
d) Khó khăn trong sản xuất hạt lai
Câu 20: Phản ứng bất dục sang hữu dục của dòng bất dục di truyền nhân cảm ứng ánh (PGMS) xảy ra ở lúa
a) Khi ánh sáng ngày ngắn sang ngày dài trong quá trình sinh trưởng của cây lúa
b) Khi ánh sáng ngày dài sang ngày ngắn trong quá trình sinh trưởng của cây lúa
c) Khi ánh sáng ngày ngắn trong quá trình sinh trưởng của cây lúa
d) Khi ánh sáng ngày ngắn thời kỳ phân hóa hoa
Câu 21: Bất dục di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (PGMS) hữu dục khi
a) Nhiệt độ thấp <24oC trong suốt quá trình sinh trưởng của cây
b) Nhiệt độ thấp <24oC trong thời kỳ phân hóa hoa
c) Nhiệt độ cao >24oC trong suốt quá trình sinh trưởng của cây
d) Nhiệt độ cao >24oC trong thời kỳ phân hóa hoa


CHƯƠNG 4: Di truyền số lượng
Câu 1: Kiểu hình là
a) Tính trạng biểu hiện ra bên ngoài có thể định lượng được
b) Tính trạng, đặc điểm biểu hiện ra bên ngoài có thể định lượng được
c) Tất cả những tính trạng và đặc điểm biểu hiện ra bên ngoài của thực vật có thể cân, đo, đong, đếm và quan sát được
d) Tính trạng biểu hiện ra bên ngoài có thể định lượng được bằng cân đo, đong đếm
Câu 2: Gía trị kiểu hình bao gồm các giá trị
a) Kiểu gen
b) Môi trường
c) Kiểu gen và môi trường
d) Tương tác kiểu gen và môi trường
Câu 3: Phương sai kiểu hình bao gồm các thành phần phương sai
a) Phương sai kiểu gen hiệu ứng cộng, trội và tương tác gen
b) Phương sai kiểu gen, phương sai môi trường
c) Phương sai kiểu gen, phương sai môi trường và tương tác kiểu gen và môi trường
d) Phương sai kiểu gen và kiểu gen tương tác môi trường
Câu 4 : Phương sai kiểu gen bao gồm
a) VG = VA + VD +VI
b) VG = VA + VD +VI+VGE
c) VG = VA + VD +VI+VGE + VE
d) VG = VA + VD +VI+VGE + VP +VE
Câu 5: Tính trạng số lượng là
a) Những tính trạng có thể cân, đo, đong, đếm được, do đơn gen điều khiển, biến động mạnh dưới tác động của môi trường, tạo thành dãy biến dị liên tục
b) Những tính trạng có thể cân, đo, đong, đếm được, do đa gen điều khiển, biến động mạnh dưới tác động của môi trường, tạo thành dãy biến dị liên tục
c) Những tính trạng có thể cân, đo, đong, đếm và quan sát được, do đa gen điều khiển, biến động mạnh dưới tác động của môi trường, tạo thành dãy biến dị liên tục
d) Những tính trạng có thể cân, đo, đong, đếm được, do đa gen điều khiển, ít biến động dưới tác động của môi trường, tạo thành dãy biến dị liên tục
Câu 6: Gía trị trung bình một tính trạng nào đó của quần thể giống phản ánh
a) Năng suất quần thể
b) Mức độ biến động của tính trạng
c) Độ lớn tính trạng
d) Giá trị chung của quần thể
Câu 7: Khi phân tích hệ số biến động tính trạng chiều cao cây của 4 quần thể thu được số liệu sau
a) Quần thể 1: cv% = 4,5
b) Quần thể 2: cv% = 5,5
c) Quần thể 3: cv% = 14,5
d) Quần thể 4: cv% = 25,0
Quần thể nào có chiều cao cây đồng đều nhất
Câu 8: Phân tích gía trị phương sai kiểu gen và môi trường của tính trạng khối lượng hạt đậu tương ở thế hệ F2 thu được kết quả
VA= 0.367 36.7%
VD= 0.155 15.5%
VE= 0.478 47.8%
Tổng= 1.000 100.0%
Như vậy:
a) Tính trạng này không chọn lọc được
b) Tính trạng này chọn được nhưng hiệu quả thấp
c) Tính trạng này chọn lọc được
d) Tính trạng này chọn lọc hiệu quả cao
Câu 9: Phân tích gía trị phương sai kiểu gen và môi trường của tính trạng khối lượng hạt đậu tương ở thế hệ F2 thu được kết quả
VA= 0.367 36.7%
VD= 0.155 15.5%
VE= 0.478 47.8%
Tổng= 1.000 100.0%
Như vậy khi chọn bố mẹ lai tạo giống của tính trạng này nên chọn
a) Hai bố mẹ có khối lượng hạt cao
b) Hai bố mẹ có khối lượng hạt thấp
c) Hai bố mẹ có khối lượng hạt trung bình
d) Hai bố mẹ có khối lượng hạt bổ sung cho nhau
Câu 10: Hệ số di truyền h2 theo nghĩa hẹp = 0 khi
a) Khi phương sai kiểu gen = 0
b) Khi phương sai kiểu hình = 0
c) Khi phương sai di truyền hiệu ứng cộng = 0
d) Khi phương sai di truyền hiệu ứng trội = 0
Câu 11: Hệ số di truyền h2 luôn có giá trị từ 0 đến 1, quần thể nào sau đây có h2=0
a) Quần thể ngô thụ phấn tự do
b) Quần thể con lai F1
c) Giống lúa địa phương
d) Quần thể đột biến
Câu 12: Một tính trạng có giá trị hệ số di truyền h2 nào dưới đây chọn lọc dễ thành công
a) Từ 0,0 – 0,4
b) Từ 0,4 – 0,6
c) Từ 0,6 – 0,7
d) Từ 0,7 – 1,0
Câu 13: Khi áp dụng chỉ số chọn lọc để chọn dòng hay cá thể mong muốn trong trường hợp nào sau đây chỉ số chọn lọc I = 0 (với chỉ số chọn lọc dựa trên mô hình cây lý tưởng)
a) Độ lớn tính trạng chọn bằng mục tiêu chọn
b) Cường độ chọn lọc cao nhất
c) Cường độ chọn lọc thấp nhất
d) Mục tiêu chọn lọc chính xác
Câu 14: Phân tích khả năng kết hợp chung Gi của dòng i thu được giá trị dương ta có thể kết luận.
a) Dòng i có khả năng kết hợp chung
b) Dòng i không khả năng kết hợp chung
c) Dòng i có thể khả năng kết hợp chung
d) Dòng i có khả năng kết hợp chung nếu giá trị đó vượt qua sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
Câu 15: Phân tích khả năng phối hợp riêng nhằm
a) Xác định khả năng phối hợp của từng dòng cụ thể theo cả lai thuận lai nghịch và tự phối
b) Xác định khả năng phối hợp của từng dòng cụ thể theo cả lai thuận lai nghịch
c) Xác định khả năng phối hợp của các dòng theo cả lai thuận lai nghịch và tự phối
d) Xác định khả năng phối hợp của các dòng theo cả lai thuận lai nghịch
Câu 16: Khi phân tích khả năng phối hợp riêng thu được số liệu Si1 là một số dương và Si5 một số âm cả hai giá trị đều vượt qua giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ta có thể kết luận
a) Dòng i có khả năng kết hợp với dòng 1
b) Dòng i có khả năng kết hợp với dòng 5
c) Dòng i có khả năng kết hợp với cả hai dòng 1 và 5
d) Dòng i không có khả năng kết hợp với hai dòng 1 và 5

CHƯƠNG 5 + 6 + 7 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC

Cây tự thụ phấn

Câu 1: Sự khác nhau của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
a) Môi trường chọn khác nhau
b) Mục tiêu khác nhau
c) Phương pháp chọn khác nhau
d) Biến dị khác nhau
Câu 2: Chọn lọc nhân tạo có 2 hình thức
a) Chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể
b) Chọn lọc liên tục và chọn lọc gián đoạn
c) Chọn lọc có ý thức và chọn lọc vô ý thức
d) Chọn lọc có mục tiêu và không có mục tiêu từ trước
Câu 3: Phương thức sinh sản của cây trồng ảnh hưởng đến chọn lọc vì
a) Khó quan sát và kiểm soát được di truyền của mẹ
b) Do cấu tạo hoa và hạt khác nhau
c) Do tạo thành quần thể dị hợp hay đồng hợp
d) Do phải có cách ly và không cách ly
Câu 4: Hiệu quả chọn lọc với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
a) Tính trạng chất lượng chọn lọc hiệu quả thấp hơn tính trạng số lượng
b) Hiệu quả chọn lọc là như nhau
c) Tính trạng số lượng chọn lọc hiệu quả thấp hơn tính trạng chất lượng
d) Hiệu quả của cả hai tính trạng như nhau và phụ thuộc vào mục tiêu chọn lọc
Câu 5: Môi trường không đồng đêu ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc vì
a) Quần thể vật liệu sinh trưởng không tốt, còi cọc
b) Che lấp kiểu gen
c) Sinh ra đột biến
d) Sinh trưởng phát triển không đồng đều
Câu 6: Muốn chọn lọc có hiệu quả yêu cầu nguồn vật liệu
a) Càng nhiều, càng đa dạng hiệu quả càng cao
b) Có nhiều biến dị chọn lọc hiệu quả
c) Có nhiều biến dị di truyền
d) Có nhiều tính trạng quý hiếm
Câu 7: Chọn lọc tiến hành theo dõi đánh giá để chọn cá thể
a) Trước lúc thu hoạch
b) Chỉ chọn ở những giai đoạn sinh trưởng phát triển quan trọng nhất của cây trồng
c) Từ ra hoa đến thu hoạch
d) Tiến hành trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển của cây trồng
Câu 8: Chọn lọc chỉ tiến hành trên tính trạng
a) Tính trạng chủ yếu theo mục tiêu chọn giống
b) Trên một số tính trạng quan trọng
c) Trên tính trạng số lượng
d) Trên tính trạng trực tiếp và tính trạng tổng hợp
Câu 9: Chọn lọc hỗn hợp đối với các cây trồng
a) Sinh sản hữu tính
b) Sinh sản vô tính
c) Cây giao phấn
d) Cả cây sinh sản hữu tính và vô tính
Câu 10: Chọn lọc hỗn hợp một lần duy trì quần thể có hiệu quả cao nhất ở những loài cây
a) Tự thụ phấn
b) Giao phấn
c) Sinh sản vô tính
d) Cả ba loại cây trên
Câu 11: Chọn lọc hỗn hợp được áp dụng phổ biến vì
a) Hiệu quả cao, nhanh với nhiều loại cây
b) Dễ thực hiện, nhanh có kết quả, ít tốn kém
c) Tính trạng có lợi cho con người hiệu quả cao
d) Phát hiện và bảo tồn được những tính trạng quý
Câu 12: Dung lượng mẫu cần lớn trong chọn lọc hỗn hợp rất quan trọng vì
a) Cung cấp nhanh đủ số lượng cho sản xuất
b) Phát hiện được nhiều cá thể tốt
c) Không bỏ sót nguồn gen quý
d) Tránh cận phối đối với cây giao phấn
Câu 13: Chọn lọc cá thể thực hiện khi
a) Duy trì một quần thể giống thuần ở cây tự thụ phấn và giao phấn
b) Cải tiến quần thể giống thuần cây tự thụ phấn và giao phấn
c) Duy trì quần thể và cải tiến quần thể
d) Tạo giống cây trồng mới
Câu 14: Chọn lọc cá thể có hiệu quả cao ở những loại cây
a) Tự thụ phấn, giao phấn
b) Giao phấn, sinh sản vô tính
c) Sinh sản vô tính, tự thụ phấn
d) Cả ba loại cây trên
Câu 15: Gieo trồng vườn vật liệu chọn lọc cá thể ở cây tự thụ phấn cần
a) Gieo trồng thưa, chăm sóc tốt áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh cao
b) Gieo trồng trong điều kiện tối ưu
c) Gieo trồng trong nhà kính, nhà lưới
d) Gieo trồng trong điều kiện tối ưu với loại vật liệu, mật độ thưa, một hạt, một củ, một hom/khóm
Câu 16: Những cá thể được chọn ở cây tự thụ phấn theo phương pháp chọn lọc cá thể phải
a) Sinh trưởng phát triển tốt, đúng mô tả của vật liệu gốc
b) Chọn những cá thể tốt nhất theo mục tiêu
c) Chọn những cá thể có những tính trạng và đặc điểm phù hợp với mục tiêu
d) Chọn những cá thể sinh trưởng phát triển tốt có những tính trạng và đặc điểm phù hợp với mục tiêu tạo giống
Câu 17: Chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể ở cây tự thụ phấn có những điểm khác nhau chủ yếu là
a) Chọn lọc cá thể, những cá thể ở vụ 1 được thu riêng trồng thành dòng ở vụ 2 còn chọn lọc hỗn hợp thu chung
b) Chọn lọc cá thể là đánh giá chọn lọc trên từng cá thể, chọn lọc hỗn hợp trên quần thể
c) Chọn lọc cá thể tạo ra nhiều dòng, chọn lọc hỗn hợp tạo ra 01 dòng
d) Chọn lọc cá thể mất nhiều thời gian, chọn lọc hỗn hợp mất ít thời gian
Câu 18: Chọn lọc phả hệ (pedigree) áp dụng trong những trường hợp
a) Cải tiến quần thể giống địa phương
b) Cải tiến quần thể cây giao phấn
c) Cải tiến quần thể cây sinh sản vô tính
d) Chọn lọc các thế hệ phân ly sau lai, đột biến.. ở cây tự thụ phấn
Câu 19: Chọn lọc phả hệ (pedigree) thực hiện chọn những cá thể mong muốn theo mục tiêu tạo giống được tiến hành chọn lọc từ thế hệ
a) Thế hệ F1
b) Thế hệ F2
c) Thế hệ F3
d) Thế hệ F6
Câu 20: Các cá thể được chọn ở F1 thu hoạch riêng nhằm
a) Tạo ra giống mới
b) Tránh lẫn tạp
c) Tạo thành dòng ở thế hệ sau
d) Đánh giá tiến bộ di truyền sau chọn lọc
Câu 21: Chọn lọc dòng thuần đưa sang thí nghiệm so sánh ở phương pháp phả hệ (pedigree) có thể được thực hiện từ:
a) Thế hệ F3
b) Thế hệ F4
c) Thế hệ F5
d) Thế hệ F6
Câu 22: Chọn lọc phả hệ (pedigree) có ưu điểm
a) Đánh giá kiểm soát được biến dị di truyền của quần thể phân ly, không bị mất những biến dị tốt, cơ hội chọn được biến dị di truyền mong muốn cao
b) Đảm bảo chắc chắn chọn được những cá thể mong muốn tạo thành giống mới
c) Vừa tạo được giống mới vừa tạo được nguồn vật liệu quý phục vụ cho những chương trình chọn giống khác
d) Tạo thêm đa dạng về loài
Câu 23: Phương pháp chọn lọc trồng dồn (Bulk Method) thực hiện chọn lọc
a) Quần thể cây giao phấn để duy trì giống thụ phấn tự do
b) Chọn lọc quần thể cây tự thụ phấn để duy trì độ thuần
c) Chọn lọc các thế hệ tự phối ở cây giao phấn
d) Chọn lọc các thế hệ sau lai ở cây tự thụ phấn
Câu 24: Phương pháp chọn lọc trồng dồn (Bulk Method) được tiến hành như sau:
a) Gieo trồng thế hệ F1, thu hỗn hợp gieo trồng các thế hệ sau đến thế hệ F6 tiến hành chọn lọc phả hệ
b) Gieo trồng thế hệ F1, thu hỗn hợp hạt của tất cả các cá thể gieo trồng các thế hệ F2 đến thế hệ F6 tiến hành chọn lọc phả hệ
c) Gieo trồng thế hệ F1, theo dõi loại bỏ cá thể xấu, di dạng, sâu bệnh còn lại thu hỗn hợp hạt của tất cả các cá thể gieo trồng các thế hệ F2 đến thế hệ F6 tiến hành chọn lọc phả hệ
d) Gieo trồng thế hệ F1, thu hỗn hợp gieo trồng ở F2, đánh giá chọn những cá thể tốt ở F2 hỗn hợp hạt gieo ở các thế hệ sau đến thế hệ F6 tiến hành chọn lọc phả hệ
Câu 25: Chọn lọc một hạt ưu tú được áp dụng chọn lọc các thế hệ sau lai ở
a) Cây giao phấn
b) Cây tự thụ phấn
c) Cây sinh sản vô tính
d) Cây sinh sản hữu tính
Câu 26 : Chọn lọc một hạt ưu tú ở quần thể
a) F1 chỉ thu trên mỗi cá thể một hạt để gieo trồng ở các thế hệ sau, đến F6 chọn phả hệ
b) F1 đến F5 chỉ thu trên mỗi cá thể một hạt để gieo trồng ở các thế hệ sau, đến F6 chọn phả hệ
c) F1 đến F4 chỉ thu trên mỗi cá thể một hạt để gieo trồng ở các thế hệ sau, đến F6 chọn phả hệ
d) F1 đến F3 chỉ thu trên mỗi cá thể một hạt để gieo trồng ở các thế hệ sau, đến F6 chọn phả hệ
Câu 27: Lai trở lại được áp dụng để chọn lọc giống
a) Giống năng suất cao ở cây tự thụ phấn
b) Giống chất lượng thị trường ở cây tự thụ phấn
c) Giống chất lượng nấu nướng ở cây tự thụ phấn
d) Giống chống bệnh ở cây tự thụ phấn

Cây giao phấn

Câu 28: Quần thể cây giao phấn ổn định quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác nếu
a) Đảm bảo cho quần thể giao chéo hoàn toàn
b) Đảm bảo cho quần thể giao phối gần hoàn toàn
c) Đảm bảo cho quần thể giao phối ngẫu nhiên hoàn toàn
d) Đảm bảo cho quần thể giao phối bằng tự thụ
Câu 29: Quần thể cây giao phấn có gen và tần suất kiểu gen là hằng số từ thế hệ này qua thế hệ khác nếu
a) Không có chọn lọc, đột biến hay thay đổi ngẫu nhiên
b) Không có đột biến, thay đổi ngẫu nhiên và tác động của con người
c) Không có chọn lọc, tác động của con người hay thay đổi ngẫu nhiên
d) Không có thay đổi ngẫu nhiên
Câu 30: Chọn lọc hỗn hợp ở cây giao phấn nhằm
a) Cải tiến quần thể
b) Duy trì quần thể
c) Làm thuần quần thể
d) Cả 3 mục tiêu trên
Câu 31: Hiệu quả chọn lọc hỗn hợp phụ thuộc vào
a) Số tính trạng chọn
b) Loài cây trồng
c) Môi trường chọn lọc
d) Hệ số di truyền của tính trạng chọn, hệ số di truyền càng lớn chọn lọc càng dễ thành công
Câu 32: Chọn lọc hỗn hợp cải tiến chia ruộng vật liệu chọn giống thành các ô nhỏ và chọn trên các ô nhỏ những cá thể mong muốn theo mục tiêu tạo giống nhằm
a) Tránh hiện tượng cận phối, bỏ sót kiểu gen
b) Chọn được những cá thể tốt nhất
c) Không bỏ sót những kiểu gen quý
d) Cả ba mục tiêu trên
Câu 33: Chọn lọc hỗn hợp cải tiến khi chọn yêu cầu
a) Chọn trên các ô nhỏ số lượng cá thể chọn không nhất thiết bằng nhau, nhưng số bắp hỗn hợp tạo lập quần thể mới bằng nhau
b) Chọn trên các ô nhỏ số lượng cá thể chọn bằng nhau, số bắp hỗn hợp tạo lập quần thể mới bằng nhau
c) Chọn trên các ô nhỏ số lượng cá thể chọn tùy theo mục tiêu chọn
d) Chọn trên các ô nhỏ số lượng cá thể chọn trên một ô tùy điều kiện ruộng chọn

Câu 34: Chọn lọc chu kỳ half-sib có nhiều phương pháp và sự khác nhau giữa các phương pháp là
a) Vật liệu thử, mức độ kiểm soát bố mẹ, nguồn hạt sử dụng để tái hợp dòng tạo lập quần thể mới
b) Vật liệu thử, phương pháp chọn cá thể, nguồn hạt sử dụng để tái hợp dòng tạo lập quần thể mới
c) Vật liệu thử, mức độ kiểm soát bố mẹ, phương pháp tái hợp dòng tạo lập quần thể mới
d) Vật liệu ban đầu, mức độ kiểm soát bố mẹ, nguồn hạt sử dụng để tái hợp dòng tạo lập quần thể mới
Câu 35: Chon lọc bắp trên hàng ở cây giao phấn nhằm
a) Cải tiến quần thể thụ phấn tự do
b) Duy trì và cải tiến quần thể giống thụ phấn tự do
c) Tạo giống ngô lai tổng hợp
d) Cả điểm a) và b) trên
Câu 36: Kỹ thuật chọn lọc bắp trên hàng
a) Vụ 1 chọn cây tốt dựa vào kiểu gen, thu hoạch riêng. Một phần hạt gieo thành dòng ở vụ 2, một nửa dự trữ riêng. Vụ 2 đánh giá xác định những dòng tốt ở vụ 2 lấy hạt những dòng này tái hợp dòng ở vụ 3
b) Vụ 1 chọn cây tốt dựa vào kiểu hình, thu hoạch riêng. Một phần hạt gieo thành dòng ở vụ 2, một nửa dự trữ chung trong kho. Vụ 2 đánh giá xác định những dòng tốt ở vụ 2 lấy hạt những dòng này tái hợp dòng ở vụ 3
c) Vụ 1 chọn cây tốt dựa vào kiểu hình, thu hoạch riêng. Một phần hạt gieo thành dòng ở vụ 2, một nửa dự trữ riêng. Vụ 2 đánh giá chọn những dòng tốt ở vụ 2, lấy hạt các dòng dự trữ tái hợp dòng ở vụ 3
d) Vụ 1 chọn cây tốt dựa vào kiểu hình, thu hoạch riêng. Một phần hạt gieo thành dòng ở vụ 2, một nửa dự trữ riêng. Vụ 2 đánh giá xác định những dòng tốt ở vụ 2, lấy hạt những dòng này dự trữ tái hợp dòng ở vụ 3
Câu 37: Chọn lọc bắp trên hàng cải tiến khác phương pháp bắp trên hàng ở giai đoạn
a) Đánh giá dòng, chọn dòng
b) Vườn vật liệu và thu hạt cá thể chọn
c) Khử đực hàng mẹ và cây bố xấu ở vụ 2
d) Số hạt lấy từ các bắp chọn gieo thành hàng bố
Câu 38: Chọn lọc half- sib bắp trên hàng cải tiến ở vụ 2 cần bẻ cờ cây xấu, cây bị bệnh trên hàng bố vào giai đoạn:
a) Trỗ cờ 5%
b) Trỗ cờ 10%
c) Trỗ cờ 20%
d) Trước trỗ cờ
Câu 39: Kỹ thuật chọn lọc full-sib dựa vào năng suất con cái
a) Từ quần thể ban đầu chọn 50 – 100 cá thể tốt mong muốn, thu riêng bảo quản riêng. Trồng cá thể thu được ở vụ đầu ở khu cách ly (một phần hạt dự trữ). Vụ 3 tái hợp dòng bằng cách hỗn hạt số hạt bằng nhau của 5 – 10 con cái tốt nhất ở khu so sánh dòng vụ 2
b) Từ quần thể ban đầu trộn 50 – 100 cá thể tốt mong muốn, Trồng cá thể thu được ở vụ đầu ở khu cách ly (một phần hạt dự trữ). Vụ 3 tái hợp dòng bằng cách hỗn hạt số hạt bằng nhau của con cái tốt nhất
c) Từ quần thể ban đầu chọn 50 – 100 cá thể tốt, thu riêng bảo quản riêng. Vụ 3 tái hợp dòng bằng cách hỗn hạt số hạt bằng nhau của 5 – 10 con cái tốt nhất ở khu so sánh dòng vụ 2
d) Từ quần thể ban đầu trộn 50 – 100 cá thể tốt mong muốn, thu riêng bảo quản riêng. Trồng cá thể được ở vụ đầu ở khu cách ly thu hạt tái hợp dòng ở vụ 3.
Câu 40: Chọn lọc half-sib dựa vào năng suất con cái có thể thực hiện hai phương pháp tái hợp dòng tạo lập quần thể mới. Hai phương pháp khác nhau
a) Hỗn hạt ở khu so sánh dòng một nửa gen từ các dòng tốt. Hỗn hợp hạt dự trữ một nửa gen do thụ phấn ngẫu nhiên của các cây bố quần thể ban đầu
b) Hỗn hạt ở khu so sánh dòng một nửa gen do thụ phấn ngẫu nhiên từ các dòng thử. Hỗn hợp hạt dự trữ một nửa gen do thụ phấn ngẫu nhiên của các cây bố quần thể ban đầu
c) Hỗn hạt ở khu so sánh dòng một nửa gen từ các dòng thử. Hỗn hợp hạt dự trữ một nửa gen là thụ phấn ngẫu nhiên của quần thể ban đầu
d) Hỗn hạt ở khu so sánh dòng một nửa gen từ các dòng thử. Hỗn hợp hạt dự trữ một nửa gen là thụ phấn ngẫu nhiên của các cây mẹ quần thể ban đầu
Câu 41: Chọn lọc chu kỳ kiểu hình ở cây giao phấn các cá thể chọn ở vụ 1 được
a) Thu riêng, phơi riêng thành hàng
b) Tự phối
c) Hỗn hợp hạt
d) Thu chia đôi số hạt để thực hiện ở vụ sau
Câu 42: Chọn lọc chu kỳ kiểu hình con cái thế hệ tự phối được
a) Gieo trồng thành hàng
b) Gieo trồng thành hàng cho lai theo mọi khả năng của tổ hợp
c) Gieo trồng thành hàng lai theo từng cặp
d) Gieo trồng thành hàng lai thuận nghịch
Câu 43: Chọn chu kỳ theo khả năng phối hợp chung khác chọn lọc chu kỳ kiểu hình
a) Con cái tự phối chia đôi số hạt, một nửa lai với giống lai thử, một nửa cất trữ
b) Con cái tự phối lai với giống lai thử để chọn con cái có khả năng phối hợp
c) Con cái tự phối chia đôi số hạt, một nửa lai với giống lai thử là dòng tự phối ổn định, một nửa cất trữ
d) Con cái tự phối chia đôi số hạt, một nửa lai với giống lai, một nửa cất trữ
Câu 44: Chọn chu kỳ theo khả năng phối hợp chung lai con cái tự phối với vật liệu thử để
a) Lấy hạt cho tái hợp dòng ở vụ sau
b) Tạo giống lai tổng hợp
c) Tạo giống ngô thụ phấn tự do
d) Đánh giá con cái có khả năng phối hợp chung
Câu 45: Chọn lọc chu kỳ về khả năng phối hợp riêng khác chọn lọc chu kỳ theo khả năng phối hợp chung
a) Con cái tự phối chia đôi số hạt
b) Con cái tự phối thử khả năng phối hợp với giống dị hợp (là vật liệu thử)
c) Con cái tự phối thử khả năng phối hợp với dòng tự phối (là vật liệu thử)
d) Con cái tự phối lai với dòng tự phối ổn định (là vật liệu thử)
Câu 46: Chọn lọc full-sib sau khi lai từng cặp ở vụ 1 người ta tiến hành đánh giá
a) Từng bố mẹ full- sib để xác định bố mẹ tốt nhất
b) Từng bố mẹ có khả năng phối hợp tốt nhất
c) Các mẹ full- sib để xác định mẹ tốt nhất
d) Từng cặp full-sib để xác định cặp tốt nhất
Câu 47 Khi tái hợp dòng tạo lập quần thể mới trong chọn lọc full-sib người ta chỉ tái tổ hợp của
a) Các cây mẹ trong cặp lai được đánh giá tốt
b) Các cây bố trong cặp lai được đánh giá tốt
c) Cả cặp bố mẹ trong cặp lai được đánh giá tốt
d) Tùy từng cặp cụ thể để chọn bố hay mẹ tái hợp dòng
Câu 48: Chọn lọc chu kỳ thuận nghịch hai quần thể A và B sau tự phối
a) Con cái tự phối A và B thử khả năng phối hợp với A (A là vật liệu thử)
b) Con cái tự phối A và B thử khả năng phối hợp với B (B là vật liệu thử)
c) Con cái tự phối A và B thử khả năng phối hợp A với B và B với A
d) Con cái tự phối lai với dòng tự phối ổn định là vật liệu thử
Câu 49: Chọn lọc đa giao ở vụ 2 được thực hiện
a) Nhân vô tính các dòng chọn, để chúng tự do thụ phấn giữa các dòng
b) Nhân vô tính các dòng chọn trong điều kiện cách ly, để chúng tự do thụ phấn giữa các dòng
c) Nhân vô tính các dòng chọn trong điều kiện cách ly, điều khiển thụ phấn
d) Nhân vô tính các dòng chọn trong điều kiện cách ly, thu bộ phận sinh dưỡng cho nhân dòng ở vụ 3
Câu 50: Chọn lọc ở cây giao phấn cần quan tâm đến các kỹ thuật nào để tăng hiệu quả chọn lọc
a) Quy mô quần thể
b) Chọn trước thụ phấn
c) Cách ly tốt
d) Cả ba kỹ thuật trên



Cây sinh sản vô tính
Câu 51: Các bước tạo giống ở cây sinh sản vô tính
a) Thu thập vật liệu - tạo biến dị bằng đột biến, lai, chuyển gen - đánh giá - khảo nghiệm - khu vực hóa - và công nhận giống
b) Thu thập vật liệu - tạo biến dị bằng đột biến, lai, chuyển gen - chọn dòng vô tính - đánh giá - khảo nghiệm - khu vực hóa - và công nhận giống
c) Thu thập vật liệu - lai, chuyển gen - chọn dòng vô tính - đánh giá - khảo nghiệm - khu vực hóa - và công nhận giống
d) Thu thập vật liệu - tạo biến dị bằng biến dị xô ma - chọn dòng vô tính - đánh giá - khảo nghiệm - khu vực hóa - và công nhận giống
Câu 52: Chọn lọc cá thể ở cây sinh sản vô tính đánh giá chọn lọc
a) Chọn những cá thể tốt, đúng giống về các bộ phân sinh dưỡng để trồng ở vụ sau
b) Chọn những cá thể tốt về các bộ phân sinh dưỡng để trồng ở vụ sau
c) Chọn những cá thể tốt theo mục tiêu để trồng ở vụ sau thành từng dòng
d) Chọn những cá thể tốt, đúng giống để trồng ở vụ sau
Câu 53: Chọn lọc hệ củ
a) Từ vườn vật liệu chọn ra cây tốt, cây tốt chọn củ để gieo trồng các củ thành dòng ở vụ sau để đánh giá chọn dòng tốt
b) Từ vườn vật liệu chọn ra cây tốt, từ cây tốt chọn củ tốt để gieo trồng các củ thành dòng ở vụ sau để đánh giá chọn dòng tốt
c) Từ vườn vật liệu chọn ra cây tốt, cây tốt chọn củ tốt để lấy bộ phân sinh dưỡng gieo trồng thành dòng ở vụ sau để đánh giá chọn dòng tốt
d) Từ vườn vật liệu chọn ra cây tốt, cây tốt chọn củ tiêu chuẩn để gieo trồng thành dòng ở vụ sau để đánh giá chọn dòng tốt
Câu 54: Chọn dòng vô tính ở năm thứ nhất gieo trồng quần thể dòng vô tính tiến hành chọn
a) Những đặc điểm cần cải tiến trong suốt quá trình sinh trưởng, dựa vào kiểu hình về sinh trưởng hình thái, khả năng chống chịu để chọn
b) Những đặc điểm cần cải tiến giai đoạn cuối, dựa vào kiểu hình về sinh trưởng hình thái, khả năng chống chịu để chọn
c) Những đặc điểm cần cải tiến trong giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, dựa vào kiểu hình về sinh trưởng hình thái, khả năng chống chịu để chọn
d) Những đặc điểm cần cải tiến trong giai đoạn nhân vô tính, dựa vào kiểu hình về sinh trưởng hình thái, khả năng chống chịu để chọn
Câu 55: Lai tạo giống đối với các cây vô tính có khả năng sinh sản hữu tính ở các thế hệ phân ly những dòng có những đặc điểm mong muốn được
a) Chọn lọc tiếp tục đến khi nhận được dòng thuần, đánh giá và nhân giống, phổ biến giống
b) Nhân vô tính, đánh giá và nhân giống, phổ biến giống
c) Chọn lọc tiếp và nhân vô tính, đánh giá và nhân giống, phổ biến giống
d) Nhân vô tính, chọn lọc, đánh giá và nhân giống, phổ biến giống
Câu 56: Chọn giống cây sinh sản vô phối cần kiểm tra xác định thể vô phối
a) Thông qua đánh giá con cái từ hạt thụ phấn tự do và quan sát tế bào
b) Thông qua lai đánh giá con cái
c) Thông qua lai đánh giá con cái tự hạt thụ phấn tự do
d) Thông qua lai tế bào xô ma
Câu 57: Chọn giống cây sinh sản vô phối cần
a) Không cần có hạt phấn hữu dục
b) Giai đoạn hữu dục và vô phối xen kẽ
c) Có hạt phấn hữu dục ở mức độ nhất định
d) Có phân chia giảm nhiễm








BỘ CÂU HỎI CHƯƠNG ĐỘT BIÊN VÀ ĐA BỘI THỂ (C8+9)

Câu 1: Các bức xạ i-on hoá mật độ cao chủ yếu gây ra
a) Biến đổi nhiễm sắc thể như sắp xếp lại, mất đoạn, v.v.
b) Biến đổi ADN như thay đổi vị trí các bazơ ni tơ, mất bazơ ni tơ...
c) Biến đổi ADN như đứt đoạn, chuyển đoạn
d) Biến đổi toàn bộ ADN
Câu 2: Các tác nhân đột biến hóa học thuộc các nhóm
a) Các chất hóa học hiếm
b) Kim loại nặng
c) Hợp chất hữu cơ mạch vòng
d) Oxy hóa và đồng phân
Câu 3: Liều lượng xử lý đột biến bằng tác nhân lý học thường đựợc đo bằng Roentgen (R) = 87 erg/g vật chất và rad trong đó Rad là
a) Liều lượng hấp thụ = năng lượng phát ra của bức xạ từ nguồn
b) Liều lượng hấp thụ = năng lượng phát ra của bức xạ bức xạ từ nguồn sang đối tượng và được đối tượng hấp thụ.
c) Liều lượng hấp thụ = năng lượng phát ra của bức từ nguồn sang đối tượng.
d) Liều lượng = năng lượng phát ra của nguồn
Câu 4: Liều lượng xử lý đột biến phụ thuộc vào
a) Loài cây trồng, tác nhân và môi trường xử lý
b) Thời gian, tác nhân lý học hay hóa học và môi trường xử lý
c) Loài cây trồng, thời gian, tác nhân và môi trường xử lý
d) Loài cây trồng và môi trường xử lý như nhiệt độ
Câu 5: Khi xử lý đột biến thông thường chọn kiểu gen
a) Giống xấu cần phải cải tiến tất cả tính trạng hoặc con lai F1 để tăng tần số tái tổ hợp
b) Giống tốt cần phải cải tiến hoặc con lai F1 để tăng tần số tái tổ hợp
c) Giống tốt nhất cần phải cải tiến một tính trạng nào đó hoặc con lai F1 để tăng tần số tái tổ hợp
d) Giống địa phương cần phải cải tiến tính trạng nào đó, con lai F1 để tăng tần số tái tổ hợp
Câu 6: Vật liệu xử lý đột biến có thể sử dụng
a) Cây, hạt, mô, đỉnh sinh trưởng, tế bào trần, lá, hoa, hạt phấn, cành, hom, mắt, củ giống
b) Cây, hạt, mô, hạt phấn, cành, hom, mắt, củ giống
c) Cây, hạt, mô, đỉnh sinh trưởng, tế bào trên, lá, hoa, biểu bì, cành, hom, mắt, củ giống
d) Cây, hạt, mô, tế bào trên, lá, hoa, cành, hom, mắt, củ giống
Câu 7: Môi trường ảnh hưởng đến đột biến gồm
a) Nhiệt độ, ẩm độ, không khí (O2/CO2), ánh sáng
b) Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thiết bị, địa điểm
c) Nhiệt độ, ẩm độ, không khí (O2/CO2), thiết bị, địa điểm
d) Ẩm độ, không khí (O2/CO2), ánh sáng, thiết bị, địa điểm
Câu 8: Đột biến hạt phấn có ưu điểm hơn các vật liệu khác là
a) Dễ thực hiện và khả năng gây đột biến cao
b) Đột biến di truyền lại thế hệ sau
c) Thích hợp cho tác nhân lý học và hóa học
d) Có thể thực hiện lượng lớn
Câu 9: Độ lớn của thế hệ M1 khi xử lý đột biến hạt phụ thuộc
a) Tỉ lệ sống sót của cây M1 (hay số gia đình M2), số cây đánh giá và phương thức chọn lọc ở M2, di truyền của tính trạng và tỉ lệ đột biến
b) Tỉ lệ sống sót của cây M1 phương thức chọn lọc ở M2, di truyền của tính trạng
c) Tỉ lệ sống sót của cây M1, số cây đánh giá, di truyền của tính trạng và tỉ lệ đột biến
d) Tỉ lệ sống sót của cây, số cây đánh giá ở M2, di truyền của tính trạng và tỉ lệ đột biến
Câu 10: Chọn lọc và đánh giá ở đời M1 trên quan sát để xác định
a) Những cây khảm thu hạt của các cây này gieo trồng ở M2
b) Những cây khảm và cây không khảm dị hợp tử. Thu hạt của các cây này gieo trồng ở M2
c) Những cây khảm và cây không khảm dị hợp tử. Thu hạt và toàn bộ cây của các cây này gieo trồng ở M2
d) Những cây khảm và cây không khảm dị hợp tử, cây có kiểu hình thay đổi. Thu hạt của các cây này gieo trồng ở M2
Câu 11: Gieo trồng và chọn lọc ở M2
a) Cá thể thu ở M1 trồng theo gia đình khoảng từ 15-20 cây, đánh giá đột biến lặn đơn gen
b) Cá thể thu ở M1 trồng theo gia đình khoảng từ 15-20 cây, đánh giá các đột biến
c) Cá thể thu ở M1 trồng theo gia đình, đánh giá các đột biến kể cả lặn đơn gen
d) Cá thể thu ở M1 trồng đánh giá các đột biến lặn đơn gen
Câu 12: Số cây M2 cần có dựa vào công thức tính trong đó a là
a) Tần xuất đột biến
b) Tỷ lệ phân ly
c) Số đột biến xuất hiện
d) Số cá thể đồng hợp
Câu 13: Trồng và chọn lọc thế hệ M3
a) Trồng hạt thu được từ thế hệ M2; nhận biết cây phân ly và kiểm chứng thể đột biến chọn ở M2.
b) Trồng hạt thu được từ thế hệ trước; kiểm chứng thể đột biến chọn ở M2.
c) Trồng hạt thu được từ thế hệ M2 và kiểm chứng thể đột biến chọn ở M2.
d) Trồng và chọn lọc cây phân ly ở M2.
Câu 14: Điểm khác biệt khi chọn lọc các thế hệ đột biến và thế hệ phân ly sau lai là
a) Có thể chọn và nhân vô tính ngay để tạo thành dòng ở thế hệ sau.
b) Có thể chọn từng chùm hoa, từng nhánh như một cá thể riêng rẽ để tạo thành dòng ở thế hệ sau.
c) Có thể chọn từng từng nhánh như một cá thể riêng rẽ để tạo thành dòng ở thế hệ sau.
d) Có thể chọn từng chùm hoa như một cá thể riêng rẽ để tạo thành dòng ở thế hệ sau.
Câu 15: Khi đột biến ở cây sinh sản vô tính, đột biến ở các dạng khảm khác nhau có thể xuất hiện cần
a) Tách thể khảm để tạo cây và chọn lọc
b) Tách đột biến khỏi thể khảm để tạo cây và chọn lọc
c) Tách cây có thể khảm để chọn lọc
d) Tách bộ phận có thể khảm nhân vô tính



ĐA BỘI THỂ
Câu 16: Đa bội thể là hiện tương tăng bội bộ nhiễm sắc thể theo bội số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể
a) n
b) 2n
c) 3n
d) 4n
Câu 17: Đa bội cùng nguồn được hình thành từ bộ nhiễm sắc thể của cùng
a) Con lai
b) Loài
c) Hai loài phụ
d) Chi
Câu 18: Đa bội lệch là sự tăng bội bộ nhiễm sắc thể tính theo công thức nào sau đây
a) 2n-1; 2n+1
b) 2n-2; 2n+2
c) 3n-1; 3n +1
d) 3n-2; 3n+2
Câu 19 : Đặc điểm của cây đa bội
a) Tế bào lớn các cơ quan như quả, hạt ít hơn cây lưỡng bội
b) Tế bào các cơ quan như quả, hạt, lá và thân nhỏ hơn, lá dày hơn, xanh đậm
c) Tế bào lớn hơn thường làm cho các cơ quan như quả, hạt, lá và thân lớn hơn lá dày hơn, xanh đậm
d) Các cơ quan như quả, hạt, lá dị dạng
Câu 20: Mức độ hữu dục ở cây đa bội
a) Đa bội càng cao hữu dục càng lớn; đa bội chẵn có độ hữu dục cao hơn đa bội lẻ
b) Đa bội càng cao bất dục càng lớn; đa bội chẵn có độ hữu dục thấp hơn đa bội lẻ
c) Đa bội càng cao bất dục càng lớn; đa bội chẵn có độ hữu dục cao hơn đa bội lẻ
d) Đa bội càng cao hữu dục càng lớn; đa bội chẵn có độ hữu dục thấp hơn đa bội lẻ
Câu 21: Tính đa alen trong đa bội có ý nghĩa trong tạo giống ưu thế lai
a) Cho bất dục trong sản xuất hạt lai
b) Cho ưu thế lai cao
c) Tạo dòng tự phối thuận lợi
d) Không có hiện tượng bất hợp
Câu 22: Phương pháp gây đa bội gồm
a) Đột biến, lai
b) Lai, lai xa
c) Hóa chất, lai tế bào
d) Chọn lọc chu kỳ
Câu 23: Tác nhân gây đa bội conxixin thường được xử lý các vật liệu
a) Toàn bộ cây
b) Đỉnh sinh trưởng
c) Hạt
d) Mô tế bào
Câu 24: Ứng dụng đa bội trong tạo giống dưa
a) Ưu thế lai
b) Thụ phấn tự do
c) Không hạt, chất lượng cao
d) Quả đồng đều
Câu 25: Đa bội có thể xảy ra trong quá hình thành giao tử tại
a) Giai đoạn phân chia giảm nhiễm
b) Giai đoạn phân chia nguyên nhiễm
c) Trước khi phân chia hình thành giao tử
d) Tất cả các giai đoạn trên

BỘ CÂU HỎI CHƯƠNG 8 + 9 + 12 GIỐNG ĐẠI CƯƠNG

Chương 8: Chọn giống bằng phương pháp đột biến

Câu 1. Ở thực vật đột biến có thể xảy ra gồm
a) đột biến ở một gen bất kỳ (đột biến gen)
b) đột biến số lượng nhiễm sắc thể
c) đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
d) tất cả các loại nêu trên
e) không có loại nào nêu trên
Câu 2. Đột biến có thể xảy ra
a) ở vật chất di truyền trong nhân
b) ở vật chất di truyền trong tế bào chất
c) ở cả a) và b)
d) không xảy ra ở bất kỳ điểm nào nêu trên
Câu 3. Phương pháp chọn giống đột biến được áp dụng khi
a) nguồn biến dị tự nhiên không có tính trạng mục tiêu mong muốn
b) tính trạng mong muốn có trong nguồn gen cây trồng hoặc cây dại có họ hàng thân thuộc, nhưng khó lai và liên kết chặt với tính trạng không mong muốn,
c) cần biến dị mới ở cây sinh sản bằng con đường vô tính (cây cảnh, cây ăn
quả . . .)
d) tất cả điều kiện trên
e) không áp dụng bất kỳ điều kiện nào nêu trên
Câu 4. Nhóm tác nhân xử lý đột biến có hiệu quả nhất là
a) lý học (bức xạ ion hoá)
b) hoá học
c) không có nhóm nào
Câu 5. Trong các loại bức xạ ion hoá, bức xạ được sử dụng nhiều và có hiệu quả tạo giống đột biến nhất là
a) tia anpha
b) tia tử ngoại
c) tia gamma
Câu 6. Khi phân lập đột biến, khó khăn lớn nhất sau khi xử lý đột biến cơ quan sinh dưỡng là
a) không biểu hiện đột biến
b) sự hình thành thể khảm
c) khó nhận biết đột biến
Câu 7. Số giống tạo thành bằng phương pháp đột biến
a) nhiều hơn phương pháp lai
b) ít hơn phương pháp lai
c) tương đương phương pháp lai
Câu 8. Khả năng ứng dụng đột biến trong chọn giống cây trồng do nhà nghiên cứu nào sau đây đề xuất
a) Mendel
b) Đác uyn
c) Muller và Stadler
d) Không có ai đề xuất
Câu 9. Khi xử lý đột biến bằng bức xạ ion hoá liều lượng hấp thụ được đo bằng
a) rad (r)
b) Gray (Gy)
c) Rơnghen (R)
d) Cả 3 loại đơn vị trên
Câu 10. Chọn giống bằng phương pháp đột biến có hiệu quả nhất đối với
a) tính trạng đơn gen
b) tính trạng liên quan giới tính
c) Tính trạng đa gen
Câu 11. Xử lý đột biến bằng hạt phấn có ưu thế hơn xử lý cơ quan sinh dưỡng vì
a) dễ xử lý
b) không tạo thể khảm trên cây mang gen đột biến
c) tỉ lệ sống sót cao
Câu 12. Độ lớn quần thể M2 phụ thuộc vào
a) tỉ lệ phân ly
b) xác xuất cá thể đột biến có kiểu gen đồng hợp tử
c) cả a) và b)

Chương 9: Ứng dụng đa bội thể và đơn bội thể trong chọn giống

Câu 1. Một cơ thể được gọi là đa bội thể khi
a) có số nhiễm sắc thể là 2n
b) có số nhiễm sắc thể lớn hơn 1n
c) có số nhiễm sắc thể là bội số của bộ nhiễm sắc thể cơ bản x, tức là 3x trở lên
Câu 2. Tứ bội cùng nguồn của cây lúa sẽ có kích thước các cơ quan (lá, thân, v.v.)
a) nhỏ hơn cây lưỡng bội
b) lớn hơn cây lưỡng bội
c) tương đương cây lưỡng bội
Câu 3. Đa bội cùng nguồn có độ hữu dục
a) cao hơn cây lưỡng bội
b) thấp hơn cây lưỡng bội
c) tương đương cây lưỡng bội
Câu 4. Đa bội khác nguồn có độ hữu dục
a) cao hơn cây đa bội cùng nguồn
b) thấp hơn cây đa bội cùng nguồn
c) tương đương cây đa bội cùng nguồn
Câu 5. Đa bội chẵn có độ hữu dục
a) cao hơn cây đa bội lẻ
b) thấp hơn cây đa bội lẻ
c) tương đương cây đa bội lẻ
Câu 6. Tự thụ cây tứ bội cùng nguồn có kiểu gen AAaa (trội hoàn toàn và nhiễm sắc thể phân ly ngẫu nhiên) thì tỉ lệ phân ly kiểu hình sẽ là
a) 35A- : 1
b) 15A- : 1
c) 3A- : 1
d) 2,5A- : 1
e) không có tỉ lệ nào nêu trên
Câu 7. Cây đơn bội có thể hình thành bằng con đường
a) tự phát
b) nuôi cấy tiểu bào tử
c) lai khác loài
d) tất cả khả năng trên
Câu 8. Cây đơn bội kép có thể hình thành từ cây đơn bội
a) bằng con đường tự phát
b) bằng xử lý côn-xi-xin
c) cả 2 cách trên
d) không có bất kỳ cách nào nêu trên
Câu 9. Côn xi xin là một chất hoá học tự nhiên có thể
a) làm giảm một nửa số nhiễm sắc thể của cơ thể
b) tăng gấp đôi số nhiễm sắc thể của cơ thể
c) cả a và b, tuỳ theo điều kiện cụ thể
Câu 10. Bình thường tế bào lá lúa có tổng số 24 nhiễm sắc thể. Do đó
a) tiểu bào tử có 12 nhiễm sắc thể
b) tế bào mẹ đại bào tử có 12 nhiễm sắc thể
c) nội nhũ có 36 nhiễm sắc thể
d) tất cả các mục trên
Câu 11. Sinh sản vô tính
a) có thể loại trừ bệnh truyền qua bộ phận vô tính
b) không duy trì tính dị hợp tử
c) có thể duy trì tính dị hợp tử, đa bội hay lệch bội
Câu 12. Ở cây đa bội thể cùng nguồn
a) con lai kép có năng suất cao hơn lai đơn
b) con lai đơn có năng suất cao hơn lai kép
c) không có trường hợp nào ở trên
Câu 13. Đa bội thể khác nguồn có thể tạo thành bằng
a) con đường nguyên phân
b) con đường giảm phân (giao tử không giảm nhiễm)
c) cả hai con đường trên
Câu 14. Ứng dụng phương pháp đa bội thể
a) ở các loài cây tự thụ phấn thích hợp hơn cây giao phấn
b) ở các loài cây giao phấn có nhiều nhiễm sắc thể thích hợp hơn cây tự phấn
c) Các loài giao phấn có số nhiễm sắc thể ít
Câu 15. Ưu điểm của cây tam bội (chẳng hạn dưa hấu tam bội) là
a) năng suất cao dưa hấu nhị bội
b) hàm lượng vitamin C cao hơn dưa hấu nhị bội
c) không hạt và độ ngọt cao hơn dưa hấu nhị bội
Câu 16. Cây đa bội lẻ có độ bất dục cao vì
a) không có sự cặp đôi nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia giảm nhiễm
b) sự phân chia nhiễm sắc thể về hai cực bị rối loạn
c) giao tử mất cân bằng số nhiễm sắc thể
d) tất cả các lý do trên
e) không có lý do nào nêu trên


Chương 12: Ứng dụng CNSH trong chọn giống
Câu 1. Mô sẹo là
a) tế bào mô cấy sử dụng để đưa nuôi cấy ban đầu
b) những tế bào không biệt hoá thường xuất hiện đầu tiên khi nuôi cấy in vitro
c) các tế bào rễ có khả năng phát sinh cơ quan trong các hệ thống nuôi cấy in vitro
d) các tế bào có khả năng phát sinh phôi trong các hệ thống nuôi cấy in vitro
Câu 2. Biến dị dòng xô ma ở cây tái sinh được tạo thành khi
a) xử lý đột biến bằng tác nhân hoá học
b) nuôi cây tế bào, mô trong điều kiện in vitro
c) nhân vô tính bằng các bộ phận sinh dưỡng
Câu 3. Chỉ thị RFLP thể hiện tính trội song song (đồng trội), do đó các cá thể dị hợp tử ở quần thể F2 có thể phát hiện trên phóng xạ đồ nhờ
a) băng của bố mẹ trội
b) các băng của cả 2 bố mẹ
c) một băng của một trong 2 bố mẹ
Câu 4. Chỉ thị phân tử có thể ứng dụng trong chọn giống
a) chọn lọc dựa vào chỉ thị
b) để chọn bố mẹ khi lai nhờ ước lượng khoảng cách di truyền
c) để lập bản đồ các gen có ý nghĩa kinh tế
d) tất cả các mục nêu trên
e) không mục nào nêu trên
Câu 5. Chuyển nạp gen là quá trình
a) chuyển gen bằng cách lai 2 giống khác nhau trong cùng loài
b) chuyển một gen từ giống này sang giống khác
c) Chuyển bất kỳ gen có ích nào từ loài này sang loài kia
Câu 6. Tính trạng hoặc gen được sử dụng phổ biến nhất chuyển gen thành công là
a) chất lượng sản phẩm
b) kháng sâu và thuốc trừ cỏ
c) năng suất
d) bất dục đực
Câu 7. Một gen khi được lồng vào nhiễm sắc thể theo chiều “đối cảm/antisense” thường
a) làm tăng sự tổng hợp sản phẩm của gen
b) ngăn cản sự tổng hợp sản phẩm của gen
c) không có hiệu ứng gì đối với sản phẩm của gen


Câu 8. Cứu phôi được sử dụng để
a) tạo cây dơn bội
b) khôi phục thế hệ con lai xa khi lai giữa các loài khác nhau
c) tạo cây giống cây mẹ ban đầu
Câu 9. Chọn lọc in vitro đòi hỏi
a) bổ sung tác nhân chọn lọc vào môi trư
Về Đầu Trang Go down
Nhím Yêu
BQT Diễn Đàn
BQT Diễn Đàn
Nhím Yêu


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 16/01/2011
Age : 33

Tài Sản
Thú Nuôi: http://www.truyenvuicuoi.com/upload/image_funpic/cute_animals2.jpg

bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo giống   bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeMon Jan 24, 2011 9:20 pm

BỘ CÂU HỎI CHO PHẦN LAI VÀ LAI XA

Câu 1: Lai giống cây trồng là một kỹ thuật tạo biến dị
a) Tạo biến dị tổ hợp
b) Tạo biến dị gen
c) Tạo biến dị nhiễm sắc thể
d) Tạo biến dị quần thể
Câu 2: Khi lai hai bố mẹ khác nhau 2 cặp gen alen (AABB và aabb) con lai sẽ xuất hiện bao nhiêu kiểu gen mới
a) Có 8 kiểu gen mới khác bố mẹ
b) Có 10 kiểu gen mới khác bố mẹ
c) Có 12 kiểu gen mới khác bố mẹ
d) Có 14 kiểu gen mới khác bố mẹ
Câu 3: Lai gần là lai
a) Các cá thể trong cùng loài
b) Các cá thể trong cùng họ
c) Các cá thể trong cùng chi
d) Các cá thể trong cùng bộ
Câu 4: Chọn cặp bố mẹ lai tạo giống cần
a) Chọn bố mẹ có kiểu hình sinh thái giống nhau
b) Chọn bố mẹ có kiểu hình sinh thái đa dạng
c) Chọn bố mẹ có kiểu hình sinh thái khác nhau
d) Chọn bố mẹ có kiểu hình sinh thái tương phản
Câu 5: Chọn cặp bố mẹ lai tạo giống cần
a) Chọn bố mẹ có các yếu tố tạo thành năng suất tương phản
b) Chọn bố mẹ có các yếu tố tạo thành năng suất bổ sung cho nhau
c) Chọn bố mẹ có các yếu tố tạo thành năng suất cao
d) Chọn bố mẹ có các yếu tố tạo thành năng suất trung bình
Câu 6: Chọn cặp bố mẹ lai tạo giống chống bệnh tốt nhất là
a) Bố mẹ có tính chống chịu dọc
b) Bố mẹ có tính chống chịu ngang
c) Bố mẹ có tính chống chịu bổ sung
d) Bố mẹ có tính chống chịu tuyệt đối
Câu 7: Lai đơn giản là
a) Lai giữa hai bố mẹ
b) Lai giữa 2 giống
c) Lai giữa hai dòng thuần
d) Lai giữa hai quần thể
Câu 8:Lai đơn giản áp dụng trong
a) Lai tạo giống thuần
b) Lai tạo giống lai kép
c) Lai tạo dòng bất dục CMS
d) Lai tạo giống thụ phấn tự do

Câu 9: Lai trở lại là
a) Con lai F1 lai lại với giống
b) Con lai F1 lai lại với dòng
c) Con lai F1 lai lại với bố mẹ
d) Con lai F1 lai lại với anh em đồng máu
Câu 10: Lai trở lại áp dụng
a) Tạo giống năng suất cao, chất lượng tốt
b) Tạo dòng bất dục CMS
c) Tạo giống nhiều dòng
d) Tạo giống thụ phấn tự do
Câu 11: Lai đỉnh là
a) Lai các dòng với con lai F1
b) Lai các dòng, giống với vật liệu thử
c) Lai các dòng, giống với giống
d) Lai các dòng, giống với dòng
Câu 12: Lai đỉnh áp dụng để
a) Thử khả năng phối hợp riêng
b) Thử khả năng phối hợp giữa các dòng
c) Thử khả năng phối hợp giữa các giống
d) Thử khả năng phối hợp chung
Câu 13: Kỹ thuật lai hữu tính trước khi lai cần nắm vững
a) Cấu tạo hoa, hình thức nở hoa, trình tự nở hoa của bố mẹ
b) Sinh trưởng, phát triển của bố mẹ
c) Đặc điểm của bố mẹ
d) Kỹ thuật gieo trồng bố mẹ
Câu 14: Lai thuận nghịch có kết quả khác nhau khi
a) Di truyền tính trạng là di truyền đơn gen
b) Di truyền tính trạng là di truyền đa gen
c) Di truyền tính trạng là di truyền tế bào chất
d) Di truyền tính trạng là di truyền số lượng
Câu 15: Khi lai đơn hai bố mẹ khác nhau 3 cặp gen, khảo sát mức độ đồng hợp của quần thể phân ly ở thế hệ F5 căn cứu vào nhị thức X = [1+(2m-1)]n được kết quả cuối cùng như sau: 1 + 45 + 645 +3375 = 4096 trong đó 645 có nghĩa là:
a) Đã có 645 cá thể đồng hợp 1 kiểu gen
b) Đã có 645 cá thể đồng hợp 2 kiểu gen
c) Đã có 645 cá thể đồng hợp 3 kiểu gen
d) Đã có 645 cá thể đồng hợp 4 kiểu gen
Câu 16: Lai xa là
a) Lai khác dòng
b) Lai khác giống
c) Lai khác quần thể
d) Lai khác loài
Câu 17: Lai xa gặp khó khăn là cây lai không kết hạt do hạt phấn không nảy mầm trên đầu nhụy. Biện pháp khắc phục là
a) Đột biến hoặc đa bội
b) Dùng hóa chất hoặc cắt dời vòi nhụy
c) Kéo dài tthời gian sinh trưởng
d) Cắt vòi nhụy
Câu 18: Lai xa gặp khó khăn cây lai không kết hạt do ống phấn quá ngắn không thực hiện thụ tinh được biện pháp khắc phục là
a) Đột biến hoặc đa bội
b) Dùng hóa chất hoặc cắt dời vòi nhụy
c) Kéo dài tthời gian sinh trưởng
d) Thụ phấn invitro
Câu 19: Lai xa gặp khó khăn cây lai không kết hạt do sai khác quá lớn về di truyền và sinh lý giữa bố và mẹ dẫn đến phôi hình thành không có sức sống. Biện pháp khắc phục là
a) Đột biến hoặc đa bội
b) Dùng hóa chất hoặc cắt dời vòi nhụy
c) Cứu phôi bằng nuôi cấy invitro
d) Kéo dài tthời gian sinh trưởng
Câu 20: Lai xa gặp khó khăn con lai không kết hạt là do
a) Sai khác quá lớn về di truyền và sinh lý giữa hai bố mẹ
b) Sinh trưởng phát triển không bình thường
c) Do cận huyết
d) Do bất dục
Câu 21: Lai xa gặp khó khăn con lai không kết hạt có thể khắc phục bằng
a) Nuôi cấy mô, phấn
b) Đột biến hoặc đa bội
c) Lai lại với bố mẹ
d) Kéo dài thời gian sinh trưởng, chăm sóc tối ưu

MỌI NGƯỜI CỐ GẮNG LÀM HẾT NHÁ ^^!
Về Đầu Trang Go down
cuong_silver
Thành viên mới
Thành viên mới
cuong_silver


Tổng số bài gửi : 30
Join date : 18/01/2011
Age : 32
Đến từ : Việt Nam

bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống Empty
Bài gửiTiêu đề: hỏi cái   bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeTue Jan 25, 2011 10:03 pm

nhím ơi, trắc nghiệm ah


sao ít thế Đốt đuốc
Về Đầu Trang Go down
Nhím Yêu
BQT Diễn Đàn
BQT Diễn Đàn
Nhím Yêu


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 16/01/2011
Age : 33

Tài Sản
Thú Nuôi: http://www.truyenvuicuoi.com/upload/image_funpic/cute_animals2.jpg

bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo giống   bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 9:33 pm

vang, day la bo trac nghiem con tu luan thi bi sai font chu nen e chua sua dc Toát mồ hôi
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo giống   bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo  giống I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
bộ câu hỏi thi nguyên lý chọn tạo giống
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cuôc bình chọn cặp đôi đẹp nhứt lớp mình

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn của lớp CTB54 :: Các mục :: Góc học tập :: Đề cương-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất